Hỏi vay tiền online bị lừa đảo: Cách giải quyết và phòng tránh là gì

Khi tìm hiểu và hỏi vay tiền online, các khách hàng hầu hết sẽ nhận được những màn giới thiệu cùng những lời mời chào nghe rất “thuận tai”. Rõ ràng, việc nói tốt về sản phẩm của mình để thúc đẩy người hỏi vay online “chốt đơn” là hành động tiếp thị hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, lợi dụng sự phát triển của dịch vụ vay tiền online hiện nay, một số đơn vị “tín dụng đen” đã thực hiện những hành vi lừa đảo. Bài viết sau sẽ cung cấp cho các bạn cách giải quyết khi bị lừa đảo và những lưu ý khi hỏi vay tiền online.

ĐĂNG KÝ VAY HÔM NAY

 

Bằng cách nhấp vào nút Đăng ký, bạn đồng ý rằng bạn đã đọc và đồng ý với Điều khoản, Điều kiện Chính sách quyền riêng tư

1. Những cách thức lừa đảo khi hỏi vay tiền online phổ biến 

Hỏi vay tiền online bị lừa đảo

Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, các dịch vụ hầu hết đều được hỗ trợ trực tuyến. Ngay cả những dịch vụ có phần khá “kín đáo” và “nhạy cảm” như hỏi vay tiền cũng được hoàn thành 100% online. Tuy nhiên, các dịch vụ online cũng có một mặt trái khá “chí mạng”, đó là dễ bị rò rỉ thông tin. 

Nhất cử nhất động của người dùng trên mọi nền tảng trực tuyến đều được hệ thống ghi lại. Ngoài ra, khi hỏi vay online khách hàng và bên cung cấp dịch vụ không hề gặp mặt hay thậm chí không có trao đổi qua liên hệ di động. Điều này dường như đã giúp cho việc lừa đảo qua hỏi vay online trở nên tinh vi và dễ dàng hơn nhiều.

Phía dưới là một số cách mà các đơn vị “tín dụng đen” hay tiến hành để lừa đảo người hỏi vay online mà khách hàng cần biết để phòng tránh.

  • Thu phí dịch vụ trước: 

Khi khách hàng nhắn tin hỏi vay online, bên lừa đảo sẽ vẫn tiến hành tư vấn và hướng dẫn bạn làm các thủ tục đăng ký, nhập thông tin như bình thường. Sau đó, khi đến bước xác nhận và duyệt hồ sơ, bên lừa đảo sẽ yêu cầu người hỏi vay online thanh toán trước một khoản gọi là phí dịch vụ hoặc phí kiểm duyệt. Một khi bạn thanh toán thành công, đối tượng lừa đảo sẽ lập tức sủi mất tăm đem theo số tiền đó, và cũng chẳng có khoản giải ngân nào về đến tay khách hàng.

  • Tạo lãi suất “ảo”: 

Tâm lý của người hỏi vay online hầu hết đều là làm sao tìm được đơn vị cho vay với mức lãi suất tốt nhất có thể. Nắm bắt được điểm này, các đối tượng lừa đảo sẽ mang tới cho khách hàng một mức lãi suất trong mơ với những điều kiện cực kỳ thoải mái nhằm thu hút “con mồi”. Khi người hỏi vay quyết định ký kết và sử dụng dịch vụ, các loại phụ phí, ẩn phí bắt đầu phát sinh ở mức gấp vài lần khoản vay, khiến khách hàng không thể xoay sở kịp. Và khi cứ liên tục không đáo đủ nợ như vậy, số dư nợ sẽ tích dẫn lên theo cấp số nhân, càng ngày càng khổng lồ.

  • Rút tiền từ tài khoản ngân hàng: 

Với hình thức lừa đảo này, các đối tượng sẽ cài cắm vào phần điền thông tin cá nhân thêm mục ẩn “Mật khẩu ngân hàng” hoặc hỏi trực tiếp khi tư vấn với lý do là để kiểm tra hợp lệ và tăng thời gian duyệt hồ sơ cho người hỏi vay online. Một bộ phận khách hàng tâm lý nóng vội, cần tiền gấp sẽ dễ dàng mắc vào cái bẫy này vị họ vốn không để ý quá nhiều hay quá sâu xa đến các vấn đề liên quan. Sau khi có cả tài khoản và mật khẩu của người hỏi vay online, sẽ không khó để bên lừa đảo phá được các lớp bảo mật còn lại và rút tiền thẳng từ đó khiến khách hàng không kịp trở tay.

2. Xử lý thế nào khi hỏi vay online bị lừa đảo?

Xử lý thế nào khi hỏi vay online bị lừa đảo

Trong trường hợp hỏi vay online không may bị lừa đảo, trước hết bạn nên thực hiện những việc sau:

  • Liên hệ ngân hàng khóa giao dịch và khóa thẻ: 

Các phương thức lừa đảo vừa kể trên thường thông qua ăn cắp thông tin tài khoản ngân hàng. Vì vậy, khi nhận biết các dấu hiệu của lừa đảo, kể cả tài khoản có xảy ra biến động bất thường hay không, thì người hỏi vay online cũng nên ngừng các loại giao dịch và liên hệ ngân hàng chủ quản tạm thời khóa thẻ, tránh để bị mất hoặc mất thêm bất kỳ khoản nào.

  • Trình báo sự việc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền: 

Nếu người hỏi vay online phát hiện bị lừa đảo, đặc biệt là trong trường hợp đã xảy ra mất mát tài sản thì cần trình báo ngay với cơ quan quản lý tài chính hoặc các cơ quan pháp lý trong khu vực: cần cung cấp thông tin vụ việc và các bằng chứng hỗ trợ công tác khắc phục và điều tra, đồng thời cũng là để nhận hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của bản thân người hỏi vay online.

  • Cập nhật lại thông tin tài khoản: 

Sau khi hoàn thành và xử lý được 2 bước nếu trên, nếu tình hình đã ổn định thì người hỏi vay online có thể liên hệ ngân hàng để xác nhận an toàn và mở lại tài khoản ngân hàng của mình. Tuy nhiên, việc đầu tiên phải làm chắc chắn là thay đổi các loại mật khẩu và lưu ý tuyệt đối ở các lần tiếp theo.

Ngoài ra, cũng nên phổ biến sự việc này với những người thân xung quanh để họ rút kinh nghiệm, biết cách phòng tránh hiệu quả và có trải nghiệm thành công hơn ở những lần hỏi vay online tiếp theo.

3. Những cách đề phòng lừa đảo cho người hỏi vay online

Khi hỏi vay online, để không gặp phải những đối tượng “bất hảo”, các vị khách hàng nên tăng cường “bảo hộ” bằng những cách sau đây:

  • Tăng cường bảo mật thông tin: 

Thông tin được nhắc tới ở đây, không gì khác chính là tài khoản ngân hàng cá nhân. Trước hết, cần đảm bảo rằng mật khẩu của mình đạt độ khó từ tốt đến cao theo khuyến nghị, đồng thời, đối với mã PIN 6 số cần nhập để xác nhận cũng đừng cài quá đơn giản như từ 1 đến 6 hoặc sáu số 8. Hãy cố gắng gia tăng độ khó để kẻ gian khó có thể mò ra được, nhưng nếu là một người “não cá vàng” thì hãy nhớ lưu lại mật khẩu ở một nơi dễ tìm kiếm nhé.

Tiếp tới, nếu có thể người hỏi vay online nên cài bảo mật 2 lớp và thay đổi mật khẩu định kỳ để tối ưu hóa độ an toàn cho tài khoản. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các biến động số dư hàng ngày để tránh khỏi những giao dịch ảo, ngầm chiếm đoạt tài sản.

Tăng cường bảo mật thông tin

  • Thận trọng khi giao dịch:

Người hỏi vay online nên thận trọng với tất cả những yêu cầu giao dịch mà bên cho vay yêu cầu. Lưu ý rằng chỉ khi ký kết hợp đồng và nhận giải ngân hoàn thành thì khách hàng mới bắt đầu cần thanh toán các khoản nợ. 

Khi giao dịch, hãy hạn chế việc thanh toán bằng các phương thức không minh bạch như: chuyển qua trung gian, nhấn vào đường liên kết để chuyển, chuyển thành nhiều lần. Những điểm này hoàn toàn có thể là những thủ thuật lừa đảo mà người hỏi vay online có thể mắc phải. Đồng thời, trước khi nhập thông tin tài khoản thụ hưởng, cần đối chiếu lại với tài khoản được cung cấp từ đơn vị vay và được ghi trong hợp đồng xem có phải là một không, nếu không thì nên cẩn trọng nhé.

  • Trang bị kiến thức khi hỏi vay online:

Trên mạng xã hội, báo chí và các phương tiện đại chúng đã không ít lần đưa tin về những vụ việc lừa đảo ở những dịch vụ tài chính như thế này. Vì vậy, nếu bạn cũng đang có ý định hỏi vay tiền online, thì cần tìm đọc để hiểu và tăng cường cảnh giác hơn trước những trường hợp có thể xảy ra với bản thân mình, đồng thời cũng để có một trải nghiệm vay online thành công.

4. Trường hợp thực tế “hỏi vay online mà lại mất tiền”

Theo tin tức từ Báo điện tử Công an Thành phố Hồ Chí Minh, vào ngày 8/12 xảy ra sự việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nạn nhân là anh H (35 tuổi, sinh sống tại Quận 12). Cụ thể, ngày hôm đó có cuộc gọi đến số điện thoại của anh H từ một đối tượng xưng là nhân viên tư vấn tài chính của công ty cho vay A, ngỏ ý muốn giới thiệu và hỏi anh H có đang dự định vay tiền online không. 

Anh H lại vừa lúc cần tiền gấp nên đã tiếp chuyện và hỏi vay online một khoản. Hai bên sau cuộc gọi có kết bạn trên Zalo để trao đổi thêm về dịch vụ. Sau khi được hướng dẫn và hoàn tất các bước đăng ký vay, anh H nhận qua Zalo một đường liên kết “vay tiền online” không rõ website, khi click vào thì có logo của công ty cho vay A nên anh H cũng không nghi ngờ gì.

Trường hợp

Đến ngày giải ngân, do anh H lựa chọn phương thức thanh toán online nên nhân viên tự vấn có gọi điện tới báo đã chuyển khoản thành công số tiền vay vào tài khoản ngân hàng cá nhân mà anh đã cung cấp. Tuy nhiên, anh H không hề thấy có biến động số dư nào phát sinh. 

Do đợi lâu vẫn không thấy tiền về, anh H gọi lại cho công ty A, tuy nhiên nhân viên lúc này kiểm tra và trả lời rằng anh kê khai số tài khoản không hợp lệ. Đối tượng nói thêm, để khắc phục và nhận tiền giải ngân thì cần anh H chuyển trước một khoản, nếu không tiền sẽ bị kẹt và biến thành nợ của chính anh với ngân hàng.

Do lo sợ bị liên đới tới cả ngân hàng cho nên anh H đã hỏi mượn người quen và gửi số tiền yêu cầu cho công ty A. Tưởng đã ổn thỏa, một lát sau, lại có một số lạ khác liên lạc và nói anh đang nợ tiền bảo hiểm nữa. Lúc này, anh H dường như mới hiểu ra mình bị lừa, và số tiền anh vừa chuyển đi coi như mất trắng.

5. Làm sao để lựa chọn được đơn vị cho vay đáng tin cậy?

Đơn vị cho vay có uy tín không?

Trước khi quyết định hỏi vay online, khách hàng nên có cái nhìn khách quan về dịch vụ cũng như nên tìm hiểu và lựa chọn 1 đơn vị cho vay phù hợp với nhu cầu cá nhân nhất có thể. Việc biết rõ thông tin của nguồn gốc số tiền đang được hỗ trợ là yếu tố rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho bản thân.

Vậy làm sao để người hỏi vay tiền online quyết định được đâu là đơn vị đáng tin cậy? Hãy cùng trả lời vài câu hỏi dưới đây:

  • Đơn vị cho vay đó có tồn tại thực sự hay không: địa chỉ, số điện thoại hiển thị trên website có xác thực không? Giấy phép kinh doanh có công khai minh bạch không?

  • Nếu trực thuộc hoặc có doanh nghiệp lớn đứng sau, liệu công ty mẹ đó có tiếng hay không?

  • Lịch sử phát triển của công ty có rõ ràng không? Có từng vi phạm pháp luật không?

Các vấn đề liên quan đến thông tin có rõ ràng không?

Người hỏi vay online thường sẽ cân nhắc và quyết định gói vay dựa theo giá dịch vụ và các loại chi phí khá nhiều. Vì vậy, khi các thông tin về chi phí, quy trình được công khai rõ ràng sẽ là một điểm cần thiết để lựa chọn sao cho phù hợp nhất với năng lực và nhu cầu tài chính.

Điều này cũng sẽ giúp người hỏi vay online hạn chế được những rủi ro đáng tiếc như lừa đảo, vay nặng lãi, tín dụng đen. Nếu như phát hiện bất kỳ điểm mập mờ nào trong các thông tin cần phải công khai thì bạn có thể gạch tên ngay đơn vị cho vay đó được rồi đó.

Một vấn đề khác liên quan tới thông tin đó là bảo mật. Hãy đọc kỹ các chính sách và quy định được ghi rõ trong hợp đồng và các giấy tờ để đảm bảo rằng an toàn thông tin được hỗ trợ tuyệt đối, và đồng thời cũng phòng trường hợp trong tương lai có xảy ra tranh chấp hoặc bị lộ thông tin thì người hỏi vay online cũng có cơ sở để trình báo và yêu cầu hỗ trợ. 

Lựa chọn đơn vị cho vay đáng tin cậy

Các thủ tục đăng ký có đúng quy trình không?

Thông thường, quá trình vay tiền online sẽ có khoảng 3 - 4 bước tùy đơn vị cho vay, cụ thể là:

Bước 1: Truy cập ứng dụng hoặc trang web vay tiền online

Bước 2: Nhập các thông tin đăng ký theo hướng dẫn và xác nhận vay

Bước 3: Nhận điện thoại xác nhận từ đơn vị cho vay online và ký hợp đồng

Bước 4: Hoàn tất và nhận giải ngân

Vì thế, nếu như trong quá trình hỏi vay online mà bạn nhận thấy đơn vị cho vay yêu cầu thực hiện những thủ tục là không có trong quy trình thường thấy như nhấn vào đường liên kết lạ thì tốt nhất nên tránh xa đơn vị cho vay đó ra.

Tóm lại là, khi tìm hiểu và lựa chọn đơn vị cho vay, người hỏi vay online tốt nhất nên ưu tiên những “ông lớn” có tên tuổi trong ngành này trước. Cụ thể có thể kể đến:

  • Ngân hàng: MBBank, TPBank, Shinhan Bank, VP Bank, OCB,...

  • Ứng dụng: Home Credit, Viet Credit, Tima, Doctor Dong, Moneycat,...

  • Ví điện tử: Momo, Viettel Money, Airpay,...

Tổng kết

Qua bài viết trên, 9Fin.vn đã cung cấp tới bạn đọc cách giải quyết và những điều cần đề phòng khi hỏi vay online bị lừa đảo. Ngoài ra, cũng cung cấp một số “tips” lựa chọn đơn vị cho vay uy tín. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết, các bạn sẽ trang bị thêm được những kiến thức để bảo vệ mình khi hỏi vay online trong tương lai.

9Fin.vn

9Fin.vn hiện cũng là một đơn vị tài chính hỗ trợ vay tiền online với những đối tác lớn như TPBank, VPBank, OCB,...Chúng tôi tự tin sẽ mang tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ đáng tin cậy với mức lãi suất ưu đãi và thời gian giải ngân lý tưởng. Hãy để lại thông tin để biết thêm chi tiết tại đây:

ĐĂNG KÝ VAY HÔM NAY

 

Bằng cách nhấp vào nút Đăng ký, bạn đồng ý rằng bạn đã đọc và đồng ý với Điều khoản, Điều kiện Chính sách quyền riêng tư